Ngày nay, PR (Quan hệ công chúng) là một trong những phương thức truyền thông quan trọng, giúp xây dựng uy tín, mối quan hệ mật thiết với công chúng, các bên liên quan. Cùng BVAD Agency tìm hiểu cụ thể PR là gì, đóng vai trò như thế nào đến việc xây dựng thương hiệu nhé.
PR là gì?
PR (Public Relation) Quan hệ công chúng là một quá trình truyền thông chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và cộng đồng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng PR như một chiến lược truyền thông gia tăng danh tiếng, độ tin cậy, xây dựng lòng tin, đưa ra lý do để người tiêu dùng mua hàng.

Khi nào cần sử dụng PR?
Đóng vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ mục tiêu marketing của thương hiệu, PR thường được các doanh nghiệp sử dụng hữu hiệu khi:
- Ra mắt sản phẩm mới
- Tái định vị thương hiệu, sản phẩm
- Nâng cao uy tín thương hiệu
- Giải quyết khủng hoảng truyền thông

Đối tượng của PR
Khác với quảng cáo và marketing, đối tượng truyền thông của PR là không chỉ tập trung vào người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng mà bao quát hơn, hướng đến 2 nhóm đối tượng:
Circle of Work: nhóm đối tượng có tác động mật thiết với các hoạt động của công ty và công ty có tác động liên quan đến những đối tượng này, nhất là về mặt tài chính. Cụ thể như sau:
- Buyers/Consumers: Người mua/người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm/dịch vụ.
- Shareholders: Cổ đông, nhà đầu tư.
- Partners: Đối tác, nhà cung cấp, nhà phân phối, người bán hàng
Circle of Trust: Nhóm công chúng mục tiêu, là những người giúp doanh nghiệp công bố, chia sẻ những thông tin cần thiết đến công chúng. Nhóm này sẽ mang lại giá trị về mặt thông tin, củng cố niềm tin của công chúng đối với công ty.
- Journalists/Media: nhà báo, kênh truyền thông, mạng xã hội,…
- Regulators: cơ quan chức năng, ban, ngành (VD: ngành dược sẽ có Bộ Y tế, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm,…)
- Experts/KOLs/Celebrities: chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng, tổ chức xã hội,…
Vai trò của PR trong việc truyền thông thương hiệu

Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng một cách hiệu quả. Khi các thông điệp này được truyền đi, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Cụ thể, các hoạt động PR giúp:
- Dự đoán và xem xét thái độ, ý kiến của công chúng về các vấn đề và sự kiện có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các mối quan hệ của tổ chức.
- Xây dựng lòng tin và danh tiếng cho tổ chức và các nhà lãnh đạo.
- Bảo vệ danh tiếng và lòng tin nơi công chúng sau khủng hoảng.
- Làm việc với bộ phận marketing và quảng cáo để hỗ trợ các mục tiêu truyền thông, các hoạt động bán hàng và hiệu quả thị trường.
Các hoạt động PR hiện nay
Lên chiến lược PR
Để gia tăng hiệu quả, đảm bảo phân chia nguồn lực hợp lý cho hoạt động PR, các doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược PR cụ thể. Kế hoạch cần xác định mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được; những cách thức và nguồn lực cần phải có để thực hiện mục tiêu; phân tích SWOT, SMART; lộ trình và các bước triển khai trong từng nội dung; đánh giá rủi ro; giải pháp; phương pháp đo lường.
Đi các bài tin tức
Một trong những hoạt động PR chính ngày nay chính là tin tức. Các chuyên gia PR tạo ra những câu chuyện truyền thông trên báo chí một cách tự nhiên, hướng đến việc giới thiệu công ty, sản phẩm hay con người.

PR nội bộ
Đối tượng mà hoạt động PR nội bộ hướng đến là tất cả nhân viên của doanh nghiệp. PR nội bộ có vai trò là “cầu nối”, gắn kết, gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên với doanh nghiệp, giữa nhân viên với cấp trên, giữa nhân viên với nhau. PR nội bộ gồm các hoạt động cụ thể như: sử dụng/tối ưu kênh giao tiếp nội bộ (Microsoft Teams, Google Meet, Zoom, Zalo,…), tổ chức sự kiện nội bộ,…
Tổ chức sự kiện
Với mục tiêu gắn kết người dùng, thể hiện tính cách thương hiệu, cung cấp thêm thông tin về sản phẩm, đội ngũ PR có thể tổ chức các sự kiện theo quy mô, hình thức khác nhau. Bằng việc thu hút sự chú ý của truyền thông, dẫn dắt đông đảo người dùng đến tham dự, sự kiện PR đưa thương hiệu sản phẩm một cách khéo léo vào nhận thức của người tiêu dùng.

Địa điểm của sự kiện sẽ được lựa chọn tùy theo quy mô và tính chất của sự kiện như trung tâm hội nghị, khách sạn, sân vận động…
Để thực hiện chiến dịch PR hiệu quả, Marketer cần cung cấp thông tin hữu ích và các insight quan trọng để thực hiện và đánh giá chiến dịch PR. Đồng thời, bạn có thể hợp tác với đơn vị truyền thông PR uy tín, giàu kinh nghiệm như BVAD Agency Hoạt động hơn 14 năm, đã từng thực hiện thành công nhiều dự án PR, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp.

- Góp phần lan toả và nâng tầm uy tín thương hiệu trên các phương tiện truyền thông
- Hỗ trợ các mối quan hệ giữa các bên liên quan, mang đến lợi thế lâu dài cho doanh nghiệo
- Nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và giải thích, tăng sự hiểu biết, xây dựng lòng tin, đưa ra lý do để người tiêu dùng mua hàng.
- Giảm thiểu các phản ứng tiêu cực đối với các quảng cáo gây tranh cãi
Một số hình ảnh
Xem Thêm: Tin PR – Sự Kiện Chúng Tôi Đã Thực Hiện
Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn một cách tốt nhất – Hotline: 0818001952